Phương Bích
Đây
là một cụm từ mới, có lẽ chỉ xuất hiện trong thời đại này. Gần đây, nó
được sử dụng như một thức vũ khí để sắn sàng gắn cho bất cứ ai có hành
động phản kháng lại chính quyền, bất kể đúng sai. Ở đây dường không có
sự đối thoại, mà chỉ có sự áp đặt.
Cái tội danh
rất mập mờ này cứ như một thứ phao cứu sinh cho chính quyền nên họ rất
khoái dùng. Đối tượng nào họ cũng có thể gắn tội này mà bất chấp tuổi
tác, bản tính, khả năng...Và hầu như cái tội danh này chỉ hay dùng trong
các vụ phản kháng lại chính quyền, còn
những vụ gây rối trật tự công
cộng thực sự như đánh nhau, chửi nhau ầm ĩ phố xá hay tắc hết cả đường
phố thì cảnh sát có khi còn né vội.
Chính quyền
thì cũng là con người. Cũng hoàn toàn có thể sai. Mà đã sai lại vô cùng
tai hại. Nó đã sai thì một ly đi cả ngàn dặm, gây ra biết bao nhiêu tổn
thất về vật chất và tinh thần, niềm tin bị suy thoái và lòng căm hận
ngút trời. Điều gì khiến con người ta đeo đuổi khiếu kiện hàng chục năm
trời? Bên cạnh nỗi thống khổ của người này lại là sự dửng dưng, vô cảm
của kẻ khác. Những điều đó ai cũng nhìn thấy cả, chỉ có điều họ có lên
tiếng hay không thôi.
Trước
một quyết định sai lầm của những người mang danh chính quyền, người dân
có phản ứng là chuyện đương nhiên. Vụ đánh hai nhà báo đài VOV ở Văn
Giang ngày 24/4 vừa qua cho thấy, họ bị đánh chỉ vì dám đứng đó chụp
ảnh. Người dân vào “bênh” nhà báo cũng bị đánh. Sự việc đó sao không
thấy Sở Thông tin và Truyền thông Hưng Yên đưa tin? Cả đài VOV và truyền
hình trung ương cũng không hề đưa tin nhằm làm rõ vụ việc, nhưng lại
rất tích cực đưa tin về vụ việc của bà Lê Hiền Đức hôm 2/6 vừa rồi.
Qua
việc báo đài chỉ đưa tin một chiều mà không hề hỏi nhân chứng của cả
hai bên, người ta nhận thấy rõ họ đã có ý đồ ngay từ ban đầu khi bố trí
quay phim, cắt xén để nhằm những lúc bà bị kích động mà bôi nhọ hình ảnh
của bà.
Nhiều người đã phân tích tình huống:
-
Một bà già 82 tuổi, không thể qua mặt ngần ấy nhân viên bảo vệ để tự ý
lên tận tầng tư của tòa nhà, gây rối suốt trong mười mấy tiếng đồng hồ,
từ chiều ngày 1/6 cho đến tận sáng ngày 2/6 được. Cụ thể là chúng tôi
nghe tin bà bị đau nên đề nghị lên xem xét tình hình của bà, nhưng bị từ
chối và chúng tôi đành phải ngồi đợi ỏ sảnh.
-
Cho dù bà Đức không được mời thì việc cưỡng chế bà ra khỏi tòa nhà ngay
từ ban đầu quá dễ dàng. Họ khiêng được bà ra khỏi phòng làm việc mà lại
không khiêng bà ra khỏi tòa nhà đó được là điều phi lý.
-
Vào lúc 10 giờ đêm, khi bà Đức đã quá mệt nên đồng ý để chúng tôi đưa
bà xuống thì họ vẫn một mực từ chối không cho chúng tôi lên dù chỉ một
người.
- Ngoài lãnh đạo công an, lãnh đạo sở
có mặt đầy đủ trong tòa nhà (theo lời của công an phường Cát Linh),
công an phường sở tại đã có mặt từ chiều nhưng lại bỏ đi không lập biên
bản, để rồi 3 giờ sáng lại quay lại lập biên bản.
-
Trong suốt 14 tiếng đồng hồ, họ quay phim bà Đức nhưng lại không quay
được thời điểm mà bà làm vỡ kính và tự gây thương tích như họ đã tố cáo
bà. Không quay được cảnh họ khiêng bà ra, “đánh rơi” bà làm đầu và chân
bà đập xuống đất. Bẻ tay bà để cướp điện thoại?
Thiết
nghĩ chỉ cần ngần ấy chi tiết cũng đủ để hình dung ra những điểm cực kỳ
vô lý và khó hiểu của vụ việc. Việc quay phim rồi cắt xén, nhằm bôi
nhọ một bà cụ trong cơn bức xúc vì bị bỏ mặc trong hơn mười bốn tiếng
đồng hồ là việc làm không đàng hoàng một chút nào của chính quyền. Đặc
biệt đây lại là một cơ quan truyền thông, nhưng hành xử lại bóp méo và
làm sai lệch thông tin thì quả là tồi tệ hết chỗ nói. Nhưng tôi nghĩ
người đọc tỉnh táo sẽ nhận ngay ra sự thật, rằng chính quyền đang độc
diễn.
Ngay cả khi chúng tôi thấy phẫn nộ trước
hành xử vô nhân đạo của những người đang làm việc trong Sở TTTT này với
một bà cụ như vậy, thì họ luôn hỏi anh/chị là ai với bà cụ này khi chúng
tôi lên tiếng can thiệp.
Xin kể một câu chuyện
không liên quan lắm đọc được ở trên báo. Một doanh nhân đang đi trên
đường thì bị người đi đường chặn xe lại, nhờ chở một thanh niên bị tai
nạn giao thông vào bênh viện. Vị doanh nhân này đang vội và cũng không
muốn phiền phức nên rút ví ra một ít tiền, bảo gọi xe khác và ông ta
phóng xe đi tiếp. Tối hôm đó, ông ta nhận được tin, đứa con trai duy
nhất của ông bị tai nạn dọc đường. Vì không được đưa đi cấp cứu kịp thời
nên con ông đã chết khi tới bệnh viện, đó chính là người mà ông ta đã
từ chối giúp đỡ trong ngày hôm đó.
Người Việt Nam ta bây giờ có vô cảm đến thế? Cứ phải là họ hàng thân thích thì mới được cứu giúp người ư?
Có câu nói khá hay:
Chỉ có con mồi mới rú lên... còn người đi săn thì im lặng!
Tôi
hình dung ra những con người trong tòa nhà hôm đó giống những kẻ đi
săn, chỉ ngồi rình quay “con mồi” là bà Đức, chờ những phản ứng của cụ
già bức xúc do mệt mỏi, đói khát trong suốt 14 tiếng đồng hồ để kết tội
bà.
Họ tố cáo bà gây rối mà không nhìn thấy toàn
bộ sự việc đã tố cáo chính sự đối xử tàn nhẫn của họ đối với người dân,
nhất là một người già như bà Đức như thế nào. Thấy được sự lúng túng
yếu kém trong cách xử lý một vụ việc quá đơn giản, hoặc ngược lại là ý
đồ bôi xấu hình ảnh một người đang được nhiều người trông cậy. Vì để
khống chế “hành vi gây rối” của một bà già bé nhỏ có lẽ chỉ nặng hơn bốn
chục ký lô như bà Đức, thì chỉ cần một người ra tay trong vòng dăm phút
là xong, hà cớ gì cả mấy chục con người ngồi nghĩ suốt đêm như thế.
Tôi
tin là dù trong những phút nóng giận vì bị những vị “công bộc” của dân
đối xử hỗn hào, tàn nhẫn, bà Đức có hành vi và lời nói gì không phải cho
lắm thì cũng không hề làm giảm sút lòng tin yêu của những người đã từng
trông cậy vào bà. Ngược lại, người ta gọi đó là đòn “đánh dưới thắt
lưng” một bà cụ của chính quyền, mà đã là đòn đánh dưới thắt lưng thì
chả đẹp mặt tý nào.
Tôi gọi cái lý cùn nó là như
thế, là bất cứ một hành động tự vệ nào của người dân thì đều bị quy là
tội gây rối trật tự công cộng. Còn những hành xử sai của chính quyền,
nguyên nhân dẫn đến sự phản kháng, tự vệ của người dân thì dấu nhẹm,
không bao giờ bị xét đến. Một khi chính quyền đã đến mức phải dùng đến
cái lý cùn để trấn áp người dân thì còn chính danh được bao lâu?
P. B.
Nguồn: chimkiwi.blogspot.com