Quốc Đô - Anh Thế
(Dân
trí) – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, mục đích thu hồi
đất phải rõ ien, chẳng hạn để phục vụ cho thủy điện, khu công nghiệp…
còn theo lý do huyện Tiên Lãng đưa ra để thu hồi đầm ở xã Vinh Quang là
không minh bạch.
Tính đến thời điểm
này, việc UBND huyện Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế thu hồi diện tích
19,3 ha đất hết hạn giao cho ông Đoàn Văn Vươn đã lộ rõ những khuất tất.
Lí lẽ của Phó Chủ tịch TP Hải Phòng chưa thuyết phục?
- Ai đã ngầm thỏa thuận ? bán Biển Đông choTrung quốc ?
- CHÂN DUNG HỒ CHÍ MINH
- VIỆT NAM phải làm gì để tránh chiến tranh ? Tránh đổ máu ?
- Hồ Chí Minh và đứa con rơi Nguyễn Tất Trung.
- Vì sao chủ nghĩa công sản bị cáo buộc chống nhân loại (phần 1)
- Bộ Phim CÂU CHUYỆN XÔ VIẾT
Chiều
2/2, ông Đan Đức Hiệp – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng – cho biết, UBND
huyện Tiên Lãng giao đất cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn chỉ là đất giao
nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, từ năm 2006 khu vực này đã được Bộ Thủy
sản, UBND TP Hải Phòng phê duyệt quy hoạch làm đất nuôi trồng thủy sản
nên không được giao mà chỉ được thuê.
Trả
lời báo chí việc UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất mà không có đền bù hỗ
trợ tài sản trên đất, ông Hiệp cho hay: “Việc thu hồi 40,3 ha đất đầm
nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn là không trái luật, việc ông
Vươn không được bồi thường là vì đã hết thời hạn giao đất với địa
phương.
Còn việc ông Vươn từng được đền bù trong
một lần ra quyết định thu hồi hơn 3,2 ha đầm nuôi trồng thủy sản trên
cùng một thửa đất do gia đình ông Đoàn Văn Vươn quản lý là vì còn thời
hạn sử dụng đất (?).
Trước đó, vào năm 2005, ông
Vươn đã được nhà nước bồi thường tổng số tiền hơn 270 triệu đồng khi bị
thu hồi hơn 3,2 ha đất trong tổng số 40,3 ha đầm nuôi trồng thủy sản
tại khu Cống Rộc. Diện tích 3,2 ha đầm bị thu hồi khi đó được các ngành
chức năng Hải Phòng gồm Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Xây dựng, UBND huyện Tiên Lãng xác định là đất nông nghiệp hạng 5, loại
đất nuôi trồng thủy sản.
Ngay tại buổi làm việc
với UBND TP Hải Phòng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Duy
Lượng, đã phản bác lại một số quan điểm của ông Đan Đức Hiệp. Ông Lượng
khẳng định: “Đất nuôi trồng thủy sản tại đầm Đoàn Văn Vươn là đất canh
tác nông nghiệp. Phải xem xét và sửa đổi về luật vì đây là một thiếu
sót. Theo Luật, cho thuê đất nông nghiệp thì thời hạn phải kéo dài 20
năm, còn huyện thu lại khi mới chỉ 14 năm”.
Cũng
theo ông Lượng, mục đích thu hồi đất phải rõ ien, chẳng hạn để phục vụ
cho thủy điện, khu công nghiệp… chứ theo lý do huyện Tiên Lãng đưa ra là
để thu hồi đầm ở xã Vinh Quang thì không minh bạch.
Vẫn chưa rõ chiếc xe ủi phá nhà ông Quý (?!)
Thông
tin từ người dân xã Vinh Quang cung cấp cho phóng viên: có 1 xe ủi của
một người làm ăn ở địa phương đi đến hiện trường hôm xảy ra vụ cưỡng
chế. Tại hiện trường đến nay vẫn còn nguyên dấu bánh xích của chiếc xe
ủi. Song không ai biết xe ủi do ai điều đến để thực hiện công việc gì.
Vấn
đề này được ông Ngô Ngọc Khánh – Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng –
lý giải: “Lực lượng cưỡng chế không phá nhà cửa tài sản của ông Vươn và
ông Quý thì chỉ có người dân. Còn người dân là ai thì phải điều tra mới
làm rõ được. Chiếc máy ủi được đưa vào hiện trường không phải của UBND
huyện điều vào, huyện cũng chưa biết chiếc xe này của ai. Hiện cơ quan
chức năng vẫn đang làm rõ sự việc”.
Vết 2 bánh xe ủi tại hiện trường khu đầm Đoàn Văn Vươn sau ngày cưỡng chế vẫn còn nguyên. (Ảnh chụp ngày 2/2)
Ngôi nhà và một số tài sản của gia đình Đoàn Văn Quý bị phá hủy
Thực
hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng về báo
cáo vụ việc ien quan đến Đoàn Văn Vươn, TP Hải Phòng đã chỉ đạo các
ngành chức năng phải hoàn thiện các báo cáo trước ngày 15/2 để Hải Phòng
báo cáo vụ việc lên Chính Phủ. |
Cho
biết về tình hình bảo vệ hiện trường sau vụ cưỡng chế, ông Vũ Đức Bốn –
Trưởng Công an xã Vinh Quang – khẳng định: “Xã được huyện giao quản lý
khu vực đã cưỡng chế ở khu đầm ông Vươn, công an xã được Chủ tịch Liêm
giao bảo vệ an toàn khu vực bằng phân công nhiệm vụ. Đến ngày 18/1, do
lực lượng công an xã mỏng nên chúng tôi đã xin rút không làm nhiệm vụ
bảo vệ. Từ 19/1, UBND xã đã thuê ông Hội (một người dân địa phương) đứng
ra điều hành việc trông nom khu vực cưỡng chế”.
Khi
được hỏi có việc công an xã tham gia vào việc đập phá nhà cửa của ông
Vươn và ông Quý? Ông Bốn ấp úng không trả lời: “Anh lên huyện mà hỏi”
(!).
Giải mã những nghi vấn hình
sự trong vụ việc nhà cửa tài sản ông Vươn và ông Quý bị đập phá, Đại tá
Đỗ Hữu Ca cho biết, Văn phòng cơ quan CSĐT vẫn đang trong thời hạn điều
tra xác minh sự việc. Lãnh đạo công an TP cũng đã cử cán bộ điều tra
xuống nắm tình hình cụ thể, nếu có dấu hiệu hình sự thì cơ quan CSĐT sẽ
khởi tố điều tra vụ việc theo quy định. Liên quan đến nghi vấn có các
đối tượng lạ được cho là có quan hệ thân tín với lãnh đạo địa phương
trước và sau vụ cưỡng chế, ông Ca cũng khẳng định: “Không có chuyện
giang hồ chi phối vụ việc này”.
Cùng sự việc,
chiều ngày 2/2, đoàn công tác của Tổng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm
(Tổng Cục VI, Bộ Công an) đã tiến hành làm việc với Công an TP Hải
Phòng để làm rõ một số vấn đề xung quanh ien quan đến vụ việc Đoàn Văn
Vươn. Trước đó, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục VI
cho hay, lãnh đạo Bộ Công an đã tổ chức cuộc họp nghiên cứu vụ cưỡng chế
này. Trung tướng Vĩnh nhận định, đây là vấn đề phức tạp, cần được
nghiên cứu sâu sắc. Trung tướng cũng nhấn mạnh trong vụ việc này, trách
nhiệm trước hết là ở UBND huyện Tiên Lãng, sau đó là UBND TP Hải Phòng.
Q.Đ. – A.T.
Nguồn: dantri.com.vn