Năm 2006, Hội đồng châu Âu công bố nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản. Nghị quyết này xác định chủ nghĩa cộng sản đã phạm nhiều tội ác khủng khiếp chống loài người.
CHÂN DUNG HỒ CHÍ MINH
VIỆT NAM phải làm gì để tránh chiến tranh ? Tránh chiến tranh tránh đổ máu ?
Vì sao chủ nghĩa cộng sản bị cáo buộc chống nhân loại Phần 2 .
Vì sao chủ nghĩa cộng sản bị cáo buộc chống nhân loại Phần 3.
Trở lại năm 1991, Đảng CSVN thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và xác định: “... Cuối cùng, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử...”
15 năm sau, hồi tháng 1 năm 2006, Hội đồng châu Âu công bố nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản. Nghị quyết này xác định chủ nghĩa cộng sản đã phạm nhiều tội ác khủng khiếp chống loài người. Đồng thời cần tổ chức xét xử những tội ác đó.
Đáng chú ý là ngoài cộng đồng châu Âu, càng ngày càng nhiều quốc gia, tổ chức lên án chủ nghĩa cộng sản.
Thế nhưng đầu tháng 5 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch của Quốc hội Việt Nam vẫn tuyên bố, năm tới, Đại hội lần thứ 11 của Đảng CSVN, sẽ bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991.
Vì sao cộng đồng quốc tế lên án chủ nghĩa cộng sản? Mời quý vị theo dõi Trân Văn tổng hợp và tường trình...
Từ giữa thế kỷ 19 đến nay, các Đảng Cộng sản vẫn bảo rằng, cả Marx lẫn Engels là những vĩ nhân và nhân loại cần phải thực thi các ý tưởng của họ để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.
Liệu tư tưởng của Marx và Engels có nhắm tới việc đem lại hạnh phúc cho nhân loại, nhằm biến trái đất thành một thiên đường?
Các Đảng Cộng sản bảo có nhưng kết quả khảo sát những tài liệu lưu trữ đã cho kết quả ngược lại.
Năm 2008, Edvin Snore, một đạo diễn người Latvia – quốc gia từng là thành viên trong Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết - công bố bộ phim tài liệu “The Soviet Story”, tạm dịch là “Câu chuyện Sô Viết”, do ông thực hiện trong vòng mười năm, nhằm lý giải tại sao, năm 2006, châu Âu ban hành nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản và tuyên bố, cần phải tổ chức xét xử những tội ác khủng khiếp chống lại loài người của chủ nghĩa cộng sản.
Trong quá trình lục tìm tài liệu, phim, ảnh vẫn còn đang được lưu trữ ở nhiều nơi trên thế giới, đồng thời phỏng vấn cả các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, lẫn giới nghiên cứu sử học, đạo diễn Edvin Snore đã trò chuyện với ông George Watson, một sử gia, làm việc ở Đại học Cambridge, Anh Quốc.
Ông George Watson cho biết, kết quả nghiên cứu về Marx và Engels, cho thấy, cả Marx lẫn Engels đều chủ trương cần tổ chức diệt chủng. Ông nói: Điều này được nói đến lần đầu tiên vào tháng Giêng 1849 trong một bài báo đăng trên tờ tạp chí theo chủ nghĩa Marx "Neue Rheinische Zeitung". Engels đã giải thích về ý nghĩa của cuộc đấu tranh giai cấp theo quan điểm Marxist. Theo ông, khi cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra, sẽ xảy ra đấu tranh giai cấp. Một số xã hội nguyên thuỷ ở châu Âu đã bị trễ đến hai thời kỳ bởi vì những xã hội đó chưa đạt tới giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
Engels gọi người Basques, Bretons, Scots và người Serbia là những "dân tộc cặn bã". Họ sẽ phải bị tiêu diệt vì họ đang tụt hậu lại quá xa nên không thể đưa họ đến cùng thời với cuộc cách mạng được.
Một sử gia khác là ông Pierre Rigolout, làm việc tại Viện Xã hội Lịch sử ở Paris, Pháp Quốc, cho biết thêm: Engels nói về sự thô tục và đáng khinh bỉ của các dân tộc Slav. Ví dụ ông cho rằng Ba Lan không có lý do để tồn tại.
Dựa trên các tài liệu lưu trữ, ông George Watson khẳng định: Marx là cha đẻ của nạn diệt chủng chính trị hiện đại. Tôi không thấy một nhà tư tưởng châu Âu nào trước Marx và Engels công khai ủng hộ sự diệt chủng. Tôi không tìm thấy bất cứ điều gì trước đó. Vì vậy, tôi cho rằng nó bắt nguồn từ những người này.
Lãnh tụ nhiều Đảng Cộng sản từng tự nhận họ là học trò của Marx và Engels. Đứng đầu những nhân vật này là Vladimir Ilyich Ulyanov, thường được gọi là Lenin. Lenin được xem là nhân vật sáng lập Đảng Cộng sản Liên Xô và là người đưa Đảng Cộng sản Liên Xô trở thành lực lượng chính trị lãnh đạo Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết, thường được gọi là Liên Xô. Liên Xô từng được xem là cái nôi của việc xây dựng và phát triển “khối xã hội chủ nghĩa”, trong thế kỷ 20 trên thế giới.
Tuy Liên Xô đã tan rã và dân chúng các quốc gia Đông Âu đã xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản nhưng tại Việt Nam, Lenin vẫn được tôn sùng như một thần tượng.
Hồi giữa tháng 4 vừa qua, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức một hội thảo khoa học về “Di sản của Lenin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”. Tại hội thảo ấy, ngoài việc cùng xưng tụng Lenin là “nhà tư tưởng Marxist sáng tạo”, là “lãnh tụ vĩ đại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”, ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, kiêm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, còn khẳng định: Di sản của Lenin đã và sẽ là một trong những nền tảng chính trị, tư tưởng và phương pháp luận trong mọi hành động của Đảng, nhà nước và nhân dân ta”.
Lenin đã để lại những di sản gì để làm nền tảng chính trị, tư tưởng và phương pháp luận trong mọi hành động của Đảng CSVN như ông Tô Huy Rứa tuyên bố?
Gần đây, khi các kho lưu trữ được giải mật, giới nghiên cứu lịch sử đã tìm được nhiều tài liệu liên quan đến việc Lenin cổ súy, chỉ đạo thực hiện “đấu tranh giai cấp” mà thực sự là thực thi những cuộc thảm sát. Một trong những tài liệu ấy là lá thư do chính Lenin viết. Trong thư, Lenin yêu cầu: Treo cổ ít nhất 100 tên Cu-lắc. Bắn bỏ hết bọn con tin!. Hãy để cho những người đứng cách xa hàng trăm dặm đều thấy và run sợ"... Ảnh chụp lá thư này đã được đạo diễn Edvins Snore đưa vào bộ phim “Câu chuyện Sô viết”.
Với một lãnh tụ có suy nghĩ như thế, điều gì đã xảy ra ở Liên Xô sau khi Lenin lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô thực hiện cuộc Cách mạng tháng 10, năm 1917?
Các tài liệu lưu trữ cho thấy, đã có hàng trăm ngàn người bị giết, hàng triệu người bị tước đoạt tài sản, bị đày ải. Ông Vladimir Bukovsky – một nhà văn Liên Xô, đồng thời là người chuyên nghiên cứu về tội ác của các chính quyền cộng sản, kể lại trong “Câu chuyện Sô viết”: Ban đầu, khi những người cộng sản lên nắm quyền thì xã hội không có vấn đề gì. Ngay cả ở Nga, Ba Lan, Cuba, Nicaragua, hoặc ở Trung Quốc. Rồi họ bắt đầu giết khoảng 10% dân số, họ chọn lựa rất kỹ lưỡng. Họ làm việc này không chỉ để tiêu diệt kẻ thù. Họ giết người để thiết lập lại cơ cấu xã hội. Một phương pháp xây dựng xã hội. Tất cả trí thức, những công nhân tốt nhất, các kỹ sư tốt nhất đều bị họ giết hết... và sau đó họ cố gắng xây dựng một xã hội mới.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, thống kê, giới sử gia ước tính, nỗ lực xây dựng những xã hội mới, quen được gọi là xã hội xã hội chủ nghĩa của các chính quyền cộng sản ở Liên Xô, Đông Âu, Cuba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia dưới thời Polpot,... suốt giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến hết thế kỷ 20 đã tước đoạt sinh mạng của chừng 100 triệu người.
Kể từ khi các tài liệu, phim, ảnh trong nhiều kho lưu trữ được giải mật, đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản đã được dựng lên tại nhiều nơi ở Đông Âu, ở Hoa Kỳ...
Nhiều người bắt đầu so sánh chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa phát xít. Nhờ sự giúp đỡ của nhiều sử gia, trong “Câu chuyện Sô viết”, đạo diễn Edvins Snore đã trưng ra hàng loạt bằng chứng cho thấy, chủ nghĩa phát xít thóat thân từ tư tưởng của Marx.
Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền của chính quyền phát xít tại Đức, từng ca tụng Lenin “là người vĩ đại chỉ sau Hitler”. Các sử gia đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy, với tham vọng thống trị thế giới, chính quyền cộng sản ở Liên Xô đã từng bắt tay chính quyền phát xít tại Đức. Đó sẽ là nội dung bài kế tiếp, mời quý vị đón xem.
15 năm sau, hồi tháng 1 năm 2006, Hội đồng châu Âu công bố nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản. Nghị quyết này xác định chủ nghĩa cộng sản đã phạm nhiều tội ác khủng khiếp chống loài người. Đồng thời cần tổ chức xét xử những tội ác đó.
Đáng chú ý là ngoài cộng đồng châu Âu, càng ngày càng nhiều quốc gia, tổ chức lên án chủ nghĩa cộng sản.
Thế nhưng đầu tháng 5 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch của Quốc hội Việt Nam vẫn tuyên bố, năm tới, Đại hội lần thứ 11 của Đảng CSVN, sẽ bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991.
Vì sao cộng đồng quốc tế lên án chủ nghĩa cộng sản? Mời quý vị theo dõi Trân Văn tổng hợp và tường trình...
Từ chủ trương diệt chủng
Engels gọi người Basques, Bretons, Scots và người Serbia là những "dân tộc cặn bã". Họ sẽ phải bị tiêu diệt vì họ đang tụt hậu lại quá xa.Karl Heinrich Marx, thường được gọi là Karl Marx, sinh năm 1818 và Friedrich Engels, thường được gọi là Engels, sinh năm 1820, cùng là người Đức. Cả hai là đồng tác giả của một số tác phẩm như: bộ Tư bản luận, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản... Họ là những người đề ra học thuyết “Chủ nghĩa xã hội khoa học”, cũng như khái niệm “đấu tranh giai cấp”.
Ô. George Watson
Từ giữa thế kỷ 19 đến nay, các Đảng Cộng sản vẫn bảo rằng, cả Marx lẫn Engels là những vĩ nhân và nhân loại cần phải thực thi các ý tưởng của họ để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.
Liệu tư tưởng của Marx và Engels có nhắm tới việc đem lại hạnh phúc cho nhân loại, nhằm biến trái đất thành một thiên đường?
Các Đảng Cộng sản bảo có nhưng kết quả khảo sát những tài liệu lưu trữ đã cho kết quả ngược lại.
Năm 2008, Edvin Snore, một đạo diễn người Latvia – quốc gia từng là thành viên trong Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết - công bố bộ phim tài liệu “The Soviet Story”, tạm dịch là “Câu chuyện Sô Viết”, do ông thực hiện trong vòng mười năm, nhằm lý giải tại sao, năm 2006, châu Âu ban hành nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản và tuyên bố, cần phải tổ chức xét xử những tội ác khủng khiếp chống lại loài người của chủ nghĩa cộng sản.
Trong quá trình lục tìm tài liệu, phim, ảnh vẫn còn đang được lưu trữ ở nhiều nơi trên thế giới, đồng thời phỏng vấn cả các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, lẫn giới nghiên cứu sử học, đạo diễn Edvin Snore đã trò chuyện với ông George Watson, một sử gia, làm việc ở Đại học Cambridge, Anh Quốc.
Ông George Watson cho biết, kết quả nghiên cứu về Marx và Engels, cho thấy, cả Marx lẫn Engels đều chủ trương cần tổ chức diệt chủng. Ông nói: Điều này được nói đến lần đầu tiên vào tháng Giêng 1849 trong một bài báo đăng trên tờ tạp chí theo chủ nghĩa Marx "Neue Rheinische Zeitung". Engels đã giải thích về ý nghĩa của cuộc đấu tranh giai cấp theo quan điểm Marxist. Theo ông, khi cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra, sẽ xảy ra đấu tranh giai cấp. Một số xã hội nguyên thuỷ ở châu Âu đã bị trễ đến hai thời kỳ bởi vì những xã hội đó chưa đạt tới giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
Engels gọi người Basques, Bretons, Scots và người Serbia là những "dân tộc cặn bã". Họ sẽ phải bị tiêu diệt vì họ đang tụt hậu lại quá xa nên không thể đưa họ đến cùng thời với cuộc cách mạng được.
Một sử gia khác là ông Pierre Rigolout, làm việc tại Viện Xã hội Lịch sử ở Paris, Pháp Quốc, cho biết thêm: Engels nói về sự thô tục và đáng khinh bỉ của các dân tộc Slav. Ví dụ ông cho rằng Ba Lan không có lý do để tồn tại.
Marx là cha đẻ của nạn diệt chủng chính trị hiện đại. Tôi không thấy một nhà tư tưởng châu Âu nào trước Marx và Engels công khai ủng hộ sự diệt chủng.Ông Pierre Rigolout trích một trong những ý kiến của Marx, viết trên People’s Paper ngày 16 tháng 4 năm 1853 để chứng minh, Marx chủ trương cần diệt chủng. Marx khẳng định: Các chủng tộc và các giai cấp quá yếu để thích ứng với điều kiện sống mới, nên họ phải nhường bước. Họ phải “bị tiêu diệt trong cuộc thảm sát của cách mạng”.
Ô. George Watson
Dựa trên các tài liệu lưu trữ, ông George Watson khẳng định: Marx là cha đẻ của nạn diệt chủng chính trị hiện đại. Tôi không thấy một nhà tư tưởng châu Âu nào trước Marx và Engels công khai ủng hộ sự diệt chủng. Tôi không tìm thấy bất cứ điều gì trước đó. Vì vậy, tôi cho rằng nó bắt nguồn từ những người này.
Đến việc thực thi diệt chủng
Tư tưởng của Marx và Engels đã tạo cảm hứng, dẫn đến sự ra đời của các Đảng Cộng sản tại nhiều nơi trên thế giới và trong thế kỷ 20, một số Đảng Cộng sản đã trở thành đảng cầm quyền tại một số quốc gia, từng tạo ra thực thể gọi là “khối xã hội chủ nghĩa”.Lãnh tụ nhiều Đảng Cộng sản từng tự nhận họ là học trò của Marx và Engels. Đứng đầu những nhân vật này là Vladimir Ilyich Ulyanov, thường được gọi là Lenin. Lenin được xem là nhân vật sáng lập Đảng Cộng sản Liên Xô và là người đưa Đảng Cộng sản Liên Xô trở thành lực lượng chính trị lãnh đạo Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết, thường được gọi là Liên Xô. Liên Xô từng được xem là cái nôi của việc xây dựng và phát triển “khối xã hội chủ nghĩa”, trong thế kỷ 20 trên thế giới.
Tuy Liên Xô đã tan rã và dân chúng các quốc gia Đông Âu đã xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản nhưng tại Việt Nam, Lenin vẫn được tôn sùng như một thần tượng.
Hồi giữa tháng 4 vừa qua, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức một hội thảo khoa học về “Di sản của Lenin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”. Tại hội thảo ấy, ngoài việc cùng xưng tụng Lenin là “nhà tư tưởng Marxist sáng tạo”, là “lãnh tụ vĩ đại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”, ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, kiêm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, còn khẳng định: Di sản của Lenin đã và sẽ là một trong những nền tảng chính trị, tư tưởng và phương pháp luận trong mọi hành động của Đảng, nhà nước và nhân dân ta”.
Lenin đã để lại những di sản gì để làm nền tảng chính trị, tư tưởng và phương pháp luận trong mọi hành động của Đảng CSVN như ông Tô Huy Rứa tuyên bố?
Gần đây, khi các kho lưu trữ được giải mật, giới nghiên cứu lịch sử đã tìm được nhiều tài liệu liên quan đến việc Lenin cổ súy, chỉ đạo thực hiện “đấu tranh giai cấp” mà thực sự là thực thi những cuộc thảm sát. Một trong những tài liệu ấy là lá thư do chính Lenin viết. Trong thư, Lenin yêu cầu: Treo cổ ít nhất 100 tên Cu-lắc. Bắn bỏ hết bọn con tin!. Hãy để cho những người đứng cách xa hàng trăm dặm đều thấy và run sợ"... Ảnh chụp lá thư này đã được đạo diễn Edvins Snore đưa vào bộ phim “Câu chuyện Sô viết”.
Với một lãnh tụ có suy nghĩ như thế, điều gì đã xảy ra ở Liên Xô sau khi Lenin lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô thực hiện cuộc Cách mạng tháng 10, năm 1917?
Các tài liệu lưu trữ cho thấy, đã có hàng trăm ngàn người bị giết, hàng triệu người bị tước đoạt tài sản, bị đày ải. Ông Vladimir Bukovsky – một nhà văn Liên Xô, đồng thời là người chuyên nghiên cứu về tội ác của các chính quyền cộng sản, kể lại trong “Câu chuyện Sô viết”: Ban đầu, khi những người cộng sản lên nắm quyền thì xã hội không có vấn đề gì. Ngay cả ở Nga, Ba Lan, Cuba, Nicaragua, hoặc ở Trung Quốc. Rồi họ bắt đầu giết khoảng 10% dân số, họ chọn lựa rất kỹ lưỡng. Họ làm việc này không chỉ để tiêu diệt kẻ thù. Họ giết người để thiết lập lại cơ cấu xã hội. Một phương pháp xây dựng xã hội. Tất cả trí thức, những công nhân tốt nhất, các kỹ sư tốt nhất đều bị họ giết hết... và sau đó họ cố gắng xây dựng một xã hội mới.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, thống kê, giới sử gia ước tính, nỗ lực xây dựng những xã hội mới, quen được gọi là xã hội xã hội chủ nghĩa của các chính quyền cộng sản ở Liên Xô, Đông Âu, Cuba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia dưới thời Polpot,... suốt giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến hết thế kỷ 20 đã tước đoạt sinh mạng của chừng 100 triệu người.
Kể từ khi các tài liệu, phim, ảnh trong nhiều kho lưu trữ được giải mật, đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản đã được dựng lên tại nhiều nơi ở Đông Âu, ở Hoa Kỳ...
Nhiều người bắt đầu so sánh chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa phát xít. Nhờ sự giúp đỡ của nhiều sử gia, trong “Câu chuyện Sô viết”, đạo diễn Edvins Snore đã trưng ra hàng loạt bằng chứng cho thấy, chủ nghĩa phát xít thóat thân từ tư tưởng của Marx.
Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền của chính quyền phát xít tại Đức, từng ca tụng Lenin “là người vĩ đại chỉ sau Hitler”. Các sử gia đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy, với tham vọng thống trị thế giới, chính quyền cộng sản ở Liên Xô đã từng bắt tay chính quyền phát xít tại Đức. Đó sẽ là nội dung bài kế tiếp, mời quý vị đón xem.
Năm 2008, sau 10 năm thực hiện “The Soviet Story”, đạo diễn Edvins Snore công bố bộ phim này. Nó làm nhiều người choáng váng. Bộ phim gôm 8 phần: