Ảnh nhà báo Hoàng Khương trên trang web của Phóng viên Không Biên giới (DR)
Hôm nay 25/01/2012, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã bày tỏ nỗi quan ngại trước sự kiện công tác của báo giới trong năm 2011 bị cản trở mọi nơi, kể cả tại các nước nổi tiếng là dân chủ như Mỹ, Pháp hay Ý. Trong bản xếp hạng về mức độ tôn trọng quyền tự do báo chí, Việt Nam đã bị tổ chức này liệt vào danh sách 10 nước có tình trạng tự do báo chí bị xâm phạm nghiêm trọng nhất.
- Ai đã ngầm thỏa thuận ? bán Biển Đông choTrung quốc ?
- CHÂN DUNG HỒ CHÍ MINH
- NGUYỄN TẤT TRUNG ĐỨA CON RƠI CỦA HỒ CHÍ MINH ( Bùi Tín )
- VIỆT NAM phải làm gì để tránh chiến tranh ? Tránh đổ máu ?
- Hồ Chí Minh và đứa con rơi Nguyễn Tất Trung.
- Vì sao chủ nghĩa công sản bị cáo buộc chống nhân loại (phần 1)
- Vì sao chủ nghĩa cộng sản bị cáo buộc chống nhân loại (phần 2)
- Vì sao chủ nghĩa cộng sản bị cáo buộc chống nhân loại (phần 3)
- Nếu VN nên làm đồng minh của Mỹ, thì Hà Nội cần phải làm gì ?
- Nếu Chiến Tranh những người ra trận sẽ là những người dân thường !
- Bộ Phim CÂU CHUYỆN XÔ VIẾT
Trong bản báo cáo thường niên lần thứ 10 của mình, Phóng viên Không Biên giới (Reporters sans frontières RSF) đã cho rằng : « Trấn áp là từ ngữ phổ biến trong năm 2011 vừa kết thúc. Chưa bao giờ quyền tự do thông tin đã được gắn chặt với các đòi hỏi dân chủ như vậy, nhưng cũng chưa bao giờ mà công việc của nhà báo lại bị kẻ thù của các quyền tự do cản trở như vậy ». Đối với tổ chức bảo vệ báo chí quốc tế, trụ sở tại Pháp, thì họ chưa bao giờ thấy là « các hành vi kiểm duyệt hay hành hung nhà báo lại nhiều đến thế ».
Như thông lệ, Phóng viên Không Biên giới đã công bố bảng xếp hạng 179 nước trên thế giới căn cứ vào tình hình tự do ngôn luận tại chỗ. Trong danh sách năm nay, ở các thứ hạng đầu vẫn là các nước Bắc Âu, với Phần Lan vững chắc ở vị trí số một mà nước này chiếm giữ từ 10 năm nay, đồng hạng với Thụy Điển, theo sau là Estonia, Hà Lan và Áo...Ở cuối bảng vẫn là bộ ba Erythrea, Bắc Triều Tiên và Turkmenistan tính từ dưới lên trên, kế đến là Syria, Iran và Trung Quốc.
Trong danh sách vừa công bố, Phóng viên Không Biên giới đã đặc biệt ghi nhận tình trạng suy thoái trong việc tôn trọng quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Việt Nam khi đánh tụt hạng vốn đã rất thấp của Việt Nam. Năm 2011, như vậy Việt Nam đứng thứ 172 trên tổng số 179 nước, tức là hạng thứ 8 trong số 10 nước có tình trạng tự do báo chí kém cỏi nhất.
Trong phần nhận xét về Việt Nam, báo cáo của Phóng viên Không Biên giới nói rõ : « Việt Nam có dấu hiệu đi theo con đường do Bắc Kinh vạch ra trong địa hạt đàn áp (báo chí), và bị tụt 7 hạng. Giống như trường hợp ông Phạm Minh Hoàng, bị kết án ba năm tù và ba năm quản chế ngày 10/08/2011 với tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền’, các nhà báo dấn thân và các nhà viết blog bảo vệ dân chủ đã bị chính quyền sách nhiễu, trong lúc ngành tư pháp tiếp tục viện cớ an ninh quốc gia để tuyên bố những bản án từ 2 đến 7 năm tù ».
Danh sách đánh giá tình trạng tự do báo chí kể trên được Phóng viên Không Biên giới thực hiện, dựa theo kết quả trả lời cho một bảng câu hỏi gởi đến 18 tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận rải rác trên các châu lục, và đến mạng lưới của tổ chức, gồm khoảng 150 thông tín viên, nhà báo, nhà nghiên cứu, các luật gia và giới hoạt động nhân quyền. Bảng câu hỏi cũng thống kê tất cả hành động tấn công trực tiếp nhắm vào các nhà báo hay cư dân mạng (ám sát, bắt giam, hành hung, đe dọa), hoặc là phương tiện truyền thông (kiểm duyệt, tịch thu, khám soát, gây sức ép).
Như thông lệ, Phóng viên Không Biên giới đã công bố bảng xếp hạng 179 nước trên thế giới căn cứ vào tình hình tự do ngôn luận tại chỗ. Trong danh sách năm nay, ở các thứ hạng đầu vẫn là các nước Bắc Âu, với Phần Lan vững chắc ở vị trí số một mà nước này chiếm giữ từ 10 năm nay, đồng hạng với Thụy Điển, theo sau là Estonia, Hà Lan và Áo...Ở cuối bảng vẫn là bộ ba Erythrea, Bắc Triều Tiên và Turkmenistan tính từ dưới lên trên, kế đến là Syria, Iran và Trung Quốc.
Trong danh sách vừa công bố, Phóng viên Không Biên giới đã đặc biệt ghi nhận tình trạng suy thoái trong việc tôn trọng quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Việt Nam khi đánh tụt hạng vốn đã rất thấp của Việt Nam. Năm 2011, như vậy Việt Nam đứng thứ 172 trên tổng số 179 nước, tức là hạng thứ 8 trong số 10 nước có tình trạng tự do báo chí kém cỏi nhất.
Trong phần nhận xét về Việt Nam, báo cáo của Phóng viên Không Biên giới nói rõ : « Việt Nam có dấu hiệu đi theo con đường do Bắc Kinh vạch ra trong địa hạt đàn áp (báo chí), và bị tụt 7 hạng. Giống như trường hợp ông Phạm Minh Hoàng, bị kết án ba năm tù và ba năm quản chế ngày 10/08/2011 với tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền’, các nhà báo dấn thân và các nhà viết blog bảo vệ dân chủ đã bị chính quyền sách nhiễu, trong lúc ngành tư pháp tiếp tục viện cớ an ninh quốc gia để tuyên bố những bản án từ 2 đến 7 năm tù ».
Danh sách đánh giá tình trạng tự do báo chí kể trên được Phóng viên Không Biên giới thực hiện, dựa theo kết quả trả lời cho một bảng câu hỏi gởi đến 18 tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận rải rác trên các châu lục, và đến mạng lưới của tổ chức, gồm khoảng 150 thông tín viên, nhà báo, nhà nghiên cứu, các luật gia và giới hoạt động nhân quyền. Bảng câu hỏi cũng thống kê tất cả hành động tấn công trực tiếp nhắm vào các nhà báo hay cư dân mạng (ám sát, bắt giam, hành hung, đe dọa), hoặc là phương tiện truyền thông (kiểm duyệt, tịch thu, khám soát, gây sức ép).