Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Ông Dũng bị cảnh cáo.

'Chúng ta tha cho chúng mình'



Tạp chí Anh The Economist vừa có bài blog bình luận về hai nhân vật ở Việt Nam gây nhiều chú ý trong dư luận gần đây.

BBC Tiếng Việt giới thiệu cùng bạn đọc các nét chính của blog với tựa “We forgive us” (tạm dịch là “Chúng ta tha cho chúng mình”)

Các bài liên quan

Kinh tế VN: ‘Đề thi cho Bộ Chính trị’
Văn phòng CP ‘tự phê và kiểm điểm'
Vì sao Trung ương Đảng không kỷ luật ai?


Bài blog mở đầu bằng vụ việc một người đàn ông có hành vi gây rối tại TP HCM vì quá chén.

Ông Phạm Văn Bình, 43 tuổi, làm nghề đạp xích lô, đã trèo lên tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn ở khu trung tâm TP HCM gần chợ Bến Thành.

Hình ảnh từ Bấmbáo trong nước cho thấy ông Bình ngồi trên cánh tay thả chim bồ câu của bức tượng và có lúc đứng lên vẫy chào người đi ngang qua hiếu kỳ đứng lại xem.

Rốt cùng ông cũng đã nhảy xuống đệm hơi do cảnh sát đưa tới phòng trường hợp ông bị ngã.

Cho dù đây là động thái phản đối hay chỉ đơn giản là trò hề của một người say xỉn thì chẳng ai trong cả trăm người đứng xem gần chợ Bến Thành biết được, tác giả bài blog bình luận.

Cách mà ông Bình bị bắt giữ được báo trong nước đăng tải có lẽ thậm chí còn bất thường hơn trong bối cảnh hành vi quậy của ông xảy ra vào thời điểm nhạy cảm.

Giới chức Việt Nam bấy lâu nay rất dị ứng với bất kỳ chỉ dấu dù nhỏ nhưng có biểu hiện phản đối hoặc gây rối xã hội, và đặc biệt là xung quanh khu vực quan trọng.

Những vụ việc như vậy thường không được báo chí nhà nước đăng tải, ngay cả khi xảy ra trước đám đông.

Còn ở thủ đô Hà Nội ở phía Bắc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kháng cự để giữ ghế của mình.

Ông Dũng bị đưa ra phán xét tại Hội nghị Trung ương kéo dài trong hai tuần, gấp đôi thời gian họp thường lệ.

Bài blog cho hay thu hồi đất, tham nhũng, mức lạm phát cao một cách lố bịch, dân rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng, các công ty nhà nước phá sản, mất việc làm và không có tự do tôn giáo đã và đang là nguyên nhân gia tăng làn sóng phản đối.
'Thoát hiểm'


Ông Dũng được bầu chọn cho nhiệm kỳ hai sau Đại hội XI.

Sự phản đối diễn ra với qui mô và hình thức khác nhau, và hợp lại dẫn tới việc người ta nghi ngờ khả năng lãnh đạo của ông Dũng.

Trong số những người chỉ trích ông có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng.

Ông Trọng xuất hiện trước hội nghị như nhân vật có tiềm năng thay thế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được bầu chọn cho nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai có thời hạn 5 năm vào tháng Bảy năm ngoái.

Người ta thấy có một mối quan ngại chính, đó là quyền lực cá nhân ông Dũng được vun đầy trong suốt thời gian ông tại nhiệm.



"Điệp khúc của sự bất bình đang ngày càng dồn dập hơn và lớn hơn về âm lượng, tự nó cho thấy thực trạng bất mãn trong nội bộ đảng"

Điều này là dễ thấy thông qua các mối liên hệ cá nhân của ông với các nhân vật chủ chốt trong vụ bê bối tại Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB), ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, và bê bối tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), bị mắc nợ 4,5 tỷ USD.

Giám đốc điều hành của cả hai đơn vị kinh doanh này đang bị điều tra hoặc đã bị bỏ tù vì tội tham nhũng.

Khi Bộ Chính trị gồm 14 thành viên bế mạc phiên họp, họ đã nói rằng họ “nghiêm túc tự kiểm điểm và thành thật nhận lỗi", theo lời của nhà lãnh đạo Đảng, Nguyễn Phú Trọng, người có bài phát biểu được phương tiện truyền thông nhà nước tường thuật trực tiếp.

Ông Trọng nói Ban Chấp hành Trung ương Đảng “quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.

Ít nhất là vào lúc này ông Dũng giữ được ghế của mình. Điệp khúc của sự bất bình đang ngày càng dồn dập hơn và lớn hơn về âm lượng, tự nó cho thấy thực trạng bất mãn trong nội bộ đảng của ông.

Ông Dũng bị cảnh cáo. Pho tượng Tướng Trần Nguyên Hãn, nhân đây được biết, không hề hấn gì và ông Bình thoát hiểm với khoản tiền nộp phạt chỉ tương đương có 36 đôla.

Nguồn BBC .